Thuyền viên tàu Hàn Quốc được lực lượng cảng Tiên Sa giúp tìm lại tài sản
Chị Hương kể mấy năm trước bán được nên bày hàng rất nhiều và thuê thêm sinh viên đứng bán. Tuy nhiên, năm nay phải chia nhỏ hoa ra nhiều nơi khác nhau để bán chứ dồn lại một chỗ bán không được.Manh mối mới về nơi khởi nguồn của loài người
Ngày 30.1, thông tin từ Đội CSGT tuần tra đường bộ cao tốc số 4 (Cục CSGT - Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vừa lập biên bản xử phạt hành chính nhóm thanh, thiếu niên chạy xe máy trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu. Theo đó, nhóm thanh, thiếu niên trên vi phạm các lỗi: điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển số, không có giấy đăng ký xe... Tổng tiền phạt dự kiến là 78 triệu đồng. Lực lượng chức năng tạm giữ 6 xe máy vi phạm trong thời gian 7 ngày và đang tiếp tục điều tra xác minh để xử lý những người liên quan nếu có dấu hiệu vi phạm khi giao xe cho người chưa đủ điều kiện lái xe. Trước đó, vào ngày 29.1 (tức mùng 1 Tết), trên mạng xã hội đăng tải hình ảnh một nhóm thanh, thiếu niên điều khiển xe máy không đeo biển số, không đội mũ bảo hiểm, chạy tốc độ cao, trên tuyến cao tốc Bắc - Nam (Nghi Sơn - Diễn Châu) từ hướng Thanh Hóa vào Nghệ An. Sau khi nhận được thông tin phản ánh, lực lượng CSGT thuộc Đội 4 đã báo cáo cấp trên và phối hợp các lực lượng khác để chặn bắt. Đến khoảng 13 giờ 15 chiều cùng ngày, tại nút giao Diễn Cát (Diễn Châu, Nghệ An) thuộc cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, tổ công tác đã chặn giữ thành công nhóm thanh niên trên. Qua kiểm tra, 6 xe máy đều tháo biển số để trong cốp xe. Người điều khiển không xuất trình được giấy tờ xe. Nhóm "quái xế" này gồm 11 thanh, thiếu niên, hầu hết đang học THPT và THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bước đầu, nhóm này khai nhận rủ nhau đi lễ chùa đầu năm nhưng do nhầm đường nên đã đi vào cao tốc. Về lý do tháo biển số xe, nhóm này cho rằng do sợ bị phạt nguội.
Chàng trai đưa bánh canh cá lóc xuất ngoại
Những ngày cuối năm Giáp Thìn, cái tên Nguyễn Thị Hương trở thành đề tài được những người yêu thể thao quan tâm, nhưng đáng buồn, lại không phải vì thành tích hay tấm huy chương nào cả. Việc nữ VĐV đua thuyền số 1 Việt Nam làm đơn xin nghỉ tập luyện ở đơn vị Vĩnh Phúc vì bị nợ tiền thưởng trong nước từ năm 2022 đến 2024 và tiền hỗ trợ dinh dưỡng năm 2024 một lần nữa 'hâm nóng' thực trạng bất cập trong chế độ đãi ngộ và sự hỗ trợ dành cho các VĐV, đặc biệt là những người đã cống hiến hết mình để mang vinh quang về cho thể thao nước nhà. Trước đó, vào ngày 30.12.2024, Nguyễn Thị Hương đã gửi đơn xin nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 tới Sở VH-TT-Dl tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Vĩnh Phúc. Trong đơn, cô chia sẻ rằng 9 năm gắn bó đã giúp cô giành được nhiều huy chương quốc gia và quốc tế, mang lại niềm tự hào cho Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình cùng việc thiếu hỗ trợ đã khiến cô đi đến quyết định xin nghỉ.Hương khẳng định rằng việc cô không nhận được tiền thưởng trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng năm 2024 thuộc chế độ của tỉnh Vĩnh Phúc, không liên quan đến chế độ tiền thưởng của Cục TDTT. Tình trạng bị nợ tiền thưởng và tiền hỗ trợ dinh dưỡng không chỉ riêng Nguyễn Thị Hương phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng tới 200 HLV và vận VĐV của 11 đội tuyển thể thao tại Vĩnh Phúc. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao của tỉnh phải tạm dừng hoạt động tập luyện thường xuyên. Tuy vậy, Nguyễn Thị Hương đã được Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam hỗ trợ tối đa. Cô hiện tập luyện cùng đội tuyển quốc gia tại Hải Phòng, với chế độ ăn uống hằng ngày được liên đoàn lo liệu toàn bộ. Trong năm 2025, Hương dự kiến tham gia hai giải lớn: giải vô địch châu Á tại Trung Quốc vào tháng 4 và SEA Games 33 vào cuối năm tại Thái Lan.Nguyễn Thị Hương cho biết năm nay cô sẽ về ăn tết cùng gia đình rồi trở lại tập luyện cho các giải đấu quốc tế trong năm 2025. Hương chia sẻ dù còn nguyên niềm đam mê với môn đua thuyền, cô không khỏi đau lòng khi phải viết đơn xin nghỉ tập tại đơn vị chủ quản tỉnh Vĩnh Phúc.Sau khi Nguyễn Thị Hương chia sẻ thông tin về việc bị nợ tiền, Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam đã nhanh chóng vào cuộc, gửi văn bản tới tỉnh Vĩnh Phúc để xin tiếp nhận cô theo đúng thủ tục hành chính. Ngay cả khi không nhận được phản hồi từ tỉnh, Liên đoàn vẫn cam kết sẽ đưa Nguyễn Thị Hương vào danh sách thành viên của mình. Nếu tham gia thi đấu trong nước, cô sẽ khoác áo đại diện cho liên đoàn.Tết này, Nguyễn Thị Hương sẽ trở về gia đình, khép lại một chương buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng hơn.
Từ ngày mai (3.2, nhằm mùng 6 tết), thị trường chứng khoán sẽ giao dịch trở lại sau Tết Ất Tỵ 2025. Ngay sau kỳ nghỉ dài này, có một số doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Điều này đồng nghĩa các nhà đầu tư sẽ được "lì xì" ngay đầu năm.Có thể kể đến như Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã chứng khoán DVP) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt vào ngày 10.2. Tỷ lệ chi trả là 30%, tương ứng cổ đông cứ sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng. Với 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính Cảng Đình Vũ sẽ chi khoảng 120 tỉ đồng cho đợt trả cổ tức lần này. Trong đó, có hai cổ đông lớn là Công ty CP Cảng Hải Phòng (mã chứng khoán PHP) ước tính sẽ nhận về 61,2 tỉ đồng tiền cổ tức nhờ sở hữu 20,4 triệu cổ phiếu DVP. Kế đến là Công ty CP Vật tư Nông sản sở hữu 7,48 triệu cổ phiếu, nhận về 22,44 tỉ đồng cổ tức.Tương tự, cổ đông của Công ty CP Đại lý Vận tải SAFI (mã chứng khoán SFI) sẽ chốt danh sách vào ngày 4.2 để tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 và tạm ứng năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 10% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Với gần 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành, đợt này công ty sẽ chi cổ tức gần 25 tỉ đồng.Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (mã chứng khoán APF) sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 5.2 để tạm ứng cổ tức đợt 1.2024 với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Như vậy, tổng cộng đợt này công ty sẽ chi ra gần 30 tỉ đồng chia cho cổ đông.Hay Công ty CP Môi trường Đô thị Hà Đông (mã chứng khoán MTH) cũng chốt danh sách cổ đông vào ngày 7.2 để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của MTH chưa tới 4,8 triệu đơn vị nên số tiền chia cổ tức đợt này dưới 5 tỉ đồng. Trong khi đó, Công ty CP chứng khoán TP.HCM (mã chứng khoán HCM) cũng chốt danh sách cổ đông vào này 5.2 để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng). Với hơn 720 triệu cổ phiếu HCM đang lưu hành, công ty chứng khoán này sẽ chi ra hơn 360 tỉ đồng cho cổ đông...
Khách Việt mua xe SUV 7 chỗ nào nhiều nhất năm 2022?
Mặc dù Galaxy S25 đã được ra mắt với One UI 7, Samsung vẫn chưa cập nhật phiên bản chính thức của giao diện người dùng dựa trên nền tảng Android 15 này đến với smartphone và tablet đời cũ của hãng. Thời điểm phát hành bản cập nhật cho các thiết bị này vẫn còn khá mờ mịt khi liên tục bị trì hoãn.Giờ đây, thông tin mới có thể khiến người hâm mộ Samsung cảm thấy thất vọng hơn nữa khi công ty có thể đang phải chuẩn bị nhiều bản beta của One UI 7 trước khi phát hành phiên bản ổn định.Samsung đã bắt đầu thử nghiệm bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24 từ cuối năm ngoái. Các tin đồn gần đây cho thấy công ty có thể tung thêm một bản beta thứ tư trước khi phát hành phiên bản ổn định vào tháng 3. Theo các nguồn tin, bản beta 4 của One UI 7 đã được phát hiện trên máy chủ thử nghiệm của công ty với các mã bản dựng S928USQU4ZYB6, S928UOYN4ZYB6 và S928USQU4BYB6.Tuy nhiên, beta 4 dường như không phải là phiên bản cuối cùng của One UI 7 beta trước khi đến với Galaxy S24 khi nguồn rò rỉ Tarun Vats trên X vừa cho biết, Samsung có thể tung ra đến 6 bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24, với beta 4 vào tháng 2, beta 5 vào tháng 3 và beta 6 vào tháng 4. Chỉ khi hoàn tất việc triển khai các bản beta này, người dùng Galaxy S24 mới chính thức nhận được One UI 7, tức vào tháng 4.